top of page
Writer's pictureDung Le

Phá vỡ thói quen trì hoãn


Bạn không phải là người trì hoãn, bạn chỉ đang CÓ THÓI QUEN trì hoãn thôi!


Hello mọi người, hôm nay mình nghe một video Tiếng Anh về chủ đề trì hoãn, cũng là lúc mình vượt qua cái sự hơi lười lười của bản thân để làm bài tập thì nhân tiện đây mình chia sẻ cho các bạn chủ đề SỰ TRÌ HOÃN.


Một trong những video ngắn mình rất thích và xem đi xem lại, tác giả Mel Robbins nói một câu mà mình tâm đắc " You're not a procrastinator, you have a habit of procrastinating. Big difference because if it's a habit I can teach you to use science to break it ". Bạn không phải là người trì hoãn, bạn chỉ đang có thói quen trì hoãn thôi. Và đây là sự khác biệt, nếu nó là thói quen, tôi sẽ giúp bạn dùng khoa học để phá vỡ nó. Woa, ý tưởng hay ghê!


Có bạn nào cũng có lúc gặp vấn đề trì hoãn giống mình không? Như mấy nay có việc khó quá xong mình không biết phải bắt đầu từ đâu, thành ra mình muốn né tránh nó. Trì hoãn là một cách cơ thể làm để bảo vệ bản thân khỏi những thứ stress. Đúng nha, vì mình không muốn đối mặt với bài luận dài và khó, nó làm mình stress quá, nên mình chọn cách không làm. Âu cũng là một phản ứng tự nhiên nhỉ.


Hôm nọ mình đi nghe chương trình Learning how to learn của GS Barbara cũng đề cập đến việc trì hoàn. Đó là (1) bạn đang có cảm giác stress hoặc khó khăn. Sau đó bạn sẽ đến bước (2) chuyển chú ý sang một cái gì đó vui hơn, như lướt fb, đi chơi, hoặc làm cái gì đó giải trí. Rồi kết quả là gì (3) Bạn thấy vui vẻ (tạm thời). Vâng, ở đây nhấn mạnh là vui vẻ tạm thời thôi còn công việc vẫn ở đó. Dù bạn vui vẻ tạm thời như vậy, nhưng bạn cũng đoán được về dài hạn, bạn sẽ không thể hoàn thành được công việc hay nhiệm vụ đó. Cảm giác tội lỗi về sau lại kéo đến rồi bạn tự trách bản thân mình phải không. Rất nhiều người cũng gặp ấn đề đó.


Nào, hãy cùng xem có những cách nào để ta phá vỡ thói quen trì hoãn. Cô Mel Robbins đưa ra những gợi ý để bạn phá vỡ thói quen trì hoãn. Có 3 yếu tố cần nói đến về trì hoãn (1) Yếu tố gây ra sự trì hoãn (stress, nhiệm vụ khó,...) (2) Mô thức ta hành động để né tránh công việc (3) một phần thưởng nhỏ sau khi hoàn thành công việc. Bạn không chắc có thể làm gì với yếu tố gây ra sự trì hoãn, nhưng có thể thay đổi mô thức, hay cách ta đối mặc với nhiệm vụ khó khăn đó.


(1) Acknowledge the stress : Ghi nhận là mình đang stress hoặc mình đang gặp khó khăn trong nhiệm vụ này. Mình bổ sung kinh nghiệm của bản thân là mình chia nhỏ nhiệm vụ. Thay vì "Ôi bài luận 2000 từ khó quá, viết bao giờ cho xong". Thì mình chia nhỏ thành từng phần 500 từ và xử lí từng phần nhỏ.


(2) Count from 5-4-3-2-1 go: Đếm 5-4-3-2-1 làm thôi. Có lần mình rất ngại đề xuất 1 vấn đề, xong mình học chiêu này. Mình đã viết cái tin nhắn ra nhưng rất ngại gửi đi đề xuất đó. Xong mình đếm 5-4-3-2-1 gửi. Thế là xong.


(3) Interrupt the procrastination habit. Nếu bạn biết mô thức cũ, các thói quen mà bạn trì hoãn đó, thì giờ biết để né các thói quen đó ra.


(4) Do one thing ( at least for 5 minutes, and once you start, you will keep going). Chiêu này cũng hay nè. Bắt đầu ngồi vào làm, bắt tay vào làm thôi. Hãy tự nhủ, mình làm 5 phút thôi. Nó giống như lấy đà để chạy, sau đó chịu ngồi làm rồi thì bạn sẽ tiếp tục làm chứ không dừng lại ở 5 phút đâu.


Một khi bạn hoàn thành nhiệm vụ, hãy thưởng cho bản thân một thứ gì đó nhỏ nhỏ cũng được nhé.


Bạn thường hay giải quyết thói quen trì hoãn của bản thân như thế nào, hãy chia sẻ cùng GGC nhé!

387 views0 comments

Comments


bottom of page